Tăng cường công tác phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước trẻ em
Đuối nước là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được và gây ra những thương tổn thực thể trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy mọi người cần chú ý phòng chống tai nạn đuối nước đối với bản thân và nhắc nhở các thành viên trong gia đình, giám sát chặt chẽ con, em mình cũng như chủ động học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước.
Khoảng 9 giờ ngày 15/3, tại khu vực sông Ba, thuộc địa phận Buôn Chơ, xã Krông Pa, huyện Sơn Hòa xảy ra 1 vụ đuối nước rất thương tâm. Nhóm 05 em ở Buôn Lé B, xã Krông Pa cùng là học sinh Trường Tiểu học và THCS xã Krông Pa rủ nhau đi câu cá và tắm sông, 04 em xuống tắm thì cùng bị đuối nước.
Để tăng cường công tác phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước trẻ em; Sở Y tế đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện một số nội dung sau:
- Tiếp tục quán triệt, triển khai, thực hiện nghiêm túc Công điện số 118/CĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh; Chương trình hành động số 36-CTr/TU ngày 29/02/2024 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; các chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 2981/UBND-KGVX ngày 09/6/2020 thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 17/11/2023 của UBND tỉnh về tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh; Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 10/9/2021 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Phú Yên giai đoạn 2021-2030.
- Tăng cường năng lực của đội ngũ y tế tại các tuyến trong triển khai, giám sát các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích (TNTT) tại cộng đồng thông qua các hoạt động đào tạo và đào tạo lại về các loại hình TNTT và các biện pháp phòng, chống, kỹ năng truyền thông về PCTNTT và đuối nước ở trẻ em. Tăng cường củng cố và tập huấn cho mạng lưới nhân viên y tế thôn bản, hội viên Hội chữ thập đỏ, tình nguyện viên, cộng tác viên về sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng đặc biệt là cho trẻ em nhằm đảm bảo sơ cấp cứu kịp thời các trường hợp TNTT. Nhân rộng mô hình “Xây dựng Cộng đồng an toàn – phòng chống tai nạn thương tích trẻ em”.
- Nâng cao năng lực hệ thống sơ cứu, cấp cứu ban đầu; đảm bảo sơ cứu, cấp cứu kịp thời các trường hợp trẻ em đuối nước.
- Rà soát trang thiết bị trong chăm sóc chấn thương thiết yếu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm đảm bảo sơ cứu, cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp TNTT. Rà soát, củng cố hệ thống vận chuyển cấp cứu trên địa bàn để sẵn sàng đáp ứng y tế khi có xảy ra TNTT.
- Trung tâm Y tế các huyện/thị xã/thành phố có trách nhiệm phải thực hiện báo cáo và thông tin kịp thời các trường hợp TNTT và đuối nước trẻ em trên địa bàn quản lý cho Sở Y tế để biết, chỉ đạo trong công tác chuyên môn.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cach_so_cuu_nguoi_bi_duoi_nuoc_2_5259d0ec8b.jpg)