• Đăng nhập
mic
  • Lịch công tác
  • RSS
Banner
Logo
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Văn bản pháp quy
  • Dịch vụ
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • VỊ TRÍ - CHỨC NĂNG - TỔ CHỨC KHOA PHÒNG
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ban giám đốc
    • Các đoàn thể
      • Đoàn thanh niên
      • Công đoàn
    • Khoa phòng
  • Tin tức
    • Hoạt động Y tế
    • Hoạt động chuyên môn
      • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
      • Sức khỏe sinh sản
      • Bệnh nghề nghiệp
      • An toàn thực phẩm
      • Phòng, chống HIV/AIDS
      • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
      • Dinh dưỡng
      • Phòng chống tác hại thuốc lá
      • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
      • Y học cổ truyền
      • Cải cách hành chính
      • Chính sách pháp luật
    • Tài liệu truyền thông
      • Thư viện ảnh
      • Video
      • Audio
      • Tờ rơi truyền thông
      • Poster truyền thông
      • Góc truyền thông
    • Liên kêt vơi Panal
      • Phòng chống SXH
      • Cơ sở xanh sạch đẹp
      • Phòng chống bệnh dại
  • Văn bản pháp quy
    • Văn bản Trung Ương
    • Văn bản UBND Tỉnh
    • Văn bản Sở Y tế
    • Bộ Y tế
    • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Phú Yên
    • Viện Pasteur Nha Trang
    • Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá
    • Cục Y tế dự phòng
    • Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương
  • Dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ
    • Dịch vụ xét nghiệm
    • Tiêm phòng Vacxin
    • Dịch vụ khám, điều trị ngoại trú tại phòng khám
    • Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
    • Khám sức khỏe sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tuyển dụng
    • Dịch vụ xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Dịch vụ điều trị nghiện chất
    • Tư vấn dinh dưỡng
    • Dịch vụ khám, điều trị ngoại trú các bệnh da liễu
    • Dịch vụ đào tạo
    • Dịch vụ Truyền thông
    • Tư vấn HIV/AIDS
    • Khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp,quan trắc môi trường lao động
      • NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN
      • Tầm quan trọng của khám sức khỏe định
    • Bảng giá vắc xin
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • :
  • :
Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng - 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Hoạt động chuyên môn
  4. Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
Thứ 2, 09/05/2022 | 14:47
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sốt xuất huyết dùng oresol thế nào cho hiệu quả?

Đọc bài Lưu

Trong điều trị bệnh sốt xuất huyết, việc sử dụng oresol bù nước, điện giải cần đúng, chính xác mới mang lại hiệu quả cao trong điều trị, đồng thời tránh những hệ lụy có thể xảy ra...

Oresol được dùng khi nào?

DS. Nguyễn Thị Ngân Thảo (Bệnh viện Trung ương Huế) cho hay, oresol là một loại thuốc chứa hỗn hợp cân bằng glucose và các chất điện giải rất thường được sử dụng. Loại thuốc này được Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyên dùng để điều trị mất nước, điện giải ở cả trẻ em và người lớn. Thành phần chính của oresol là muối và đường. Oresol thường chứa natri clorid, natri bicarbonat, kali clorid và glucose khan...

Oresol được khuyến cáo sử dụng trong các trường hợp: Tiêu chảy cấp ở trẻ em và người lớn, nôn mửa, sốt cao, sốt xuất huyết (nếu trẻ uống được)… Ngoài ra có thể dùng bổ sung khi mất nhiều mồ hôi do hoạt động thể lực: Chơi thể thao, luyện tập cường độ cao, vận động viên hoặc những người phải làm việc thời gian dài ở ngoài trời, trong môi trường nắng nóng...

Tuy nhiên, DS. Nguyễn Thị Ngân Thảo nhấn mạnh, không phải ai cũng có thể sử dụng oresol khi bị mất nước. Oresol được chống chỉ định dùng cho các bệnh nhân bị suy thận cấp, vô niệu hoặc giảm niệu, xơ gan; bệnh nhân rối loạn dung nạp glucose, tắc ruột, thủng ruột, liệt ruột, mất nước nặng kèm triệu chứng sốc, quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc…

photo-1652025115164

Vì sao sốt xuất huyết cần dùng oresol?

Về việc dùng oresol ở bệnh nhân sốt xuất huyết, BS. Đặng Xuân Thắng (Trường Đại học Y Dược, Đại học Duy Tân Đà Nẵng) cho hay, có thể dùng ngay để bù nước và chất điện giải, do có nguy cơ thiếu dịch do hiện tượng tăng tính thấm thành mạch làm thoát dịch ra gian bào, đồng thời bệnh nhân sốt cao liên tục khiến cơ thể mệt mỏi không ăn uống bù dịch được

Tuy nhiên, khi mắc sốt xuất huyết bù dịch gì, bù như thế nào cho đúng, cho an toàn là vấn đề nhiều người quan tâm. Phần lớn (70%) bệnh nhân sốt xuất huyết không sốc có thể được điều trị ngoại trú bằng cách bù nước qua đường uống.

 Phương pháp này được khuyến cáo hàng đầu cho những bệnh nhân bị mất nước vừa phải do sốt cao và nôn mửa. Bệnh nhân sốt xuất huyết giai đoạn đầu có thể tự bù dịch tại nhà bằng đường uống, tốt nhất nên dùng các loại dung dịch như oresol.

Đối với bệnh nhân sốt xuất huyết đã mất nước nặng kèm triệu chứng sốc, bù nước bằng đường uống quá chậm nên cần nhập viện điều trị nhanh bằng đường tĩnh mạch.

photo-1652025118144

Lưu ý khi dùng oresol

Tác dụng không mong muốn của thuốc oresol thường gặp là nôn nhẹ. Tuy nhiên, nếu pha đúng cách, đúng thể tích nước và dùng đúng liều lượng, tác dụng phụ sẽ không xảy ra.

Bệnh nhân sốt xuất huyết muốn sử dụng oresol an toàn, hiệu quả, theo BS. Đặng Xuân Thắng cần thực hiện:

- Đọc kĩ hướng dẫn cách pha oresol trên bao bì hoặc tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc, tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng quy định… Ví dụ, nếu gói oresol theo hướng dẫn pha với 200ml thì cần pha chính xác 200ml nước, không "ước lượng", "áng chừng" hoặc đong bằng các dụng cụ đo lường không chính xác.

photo-1652025121249

- Uống ngay sau khi pha: Sau khi pha dung dịch với nước phải uống hết trong vòng 24 giờ. Sau 24 giờ nên bỏ đi và pha gói mới. Tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh.

- Không chia nhỏ gói thuốc để sử dụng.

 Không đun sôi dung dịch đã pha, có thể làm mất các phẩm chất của thuốc, bay hơi, tăng độ thẩm thấu.

- Tuyệt đối không được cho thêm đường, không pha với sữa, nước trái cây, nước ngọt…, hoặc làm theo ý riêng của mình để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Sử dụng oresol đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao an toàn do không phải tiêm truyền trực tiếp giúp làm giảm nguy cơ tai biến. Uống sai cách không những không đạt được hiệu quả điều trị mà còn nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, không nên tùy tiện sử dụng oresol, phải đọc kỹ và tuân thủ đúng liều lượng của bác sĩ và hướng dẫn của nhà sản xuất.

 


Nguồn:Suckhoedoisong.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH PHÚ YÊN 

Cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Phú Yên 

Địa chỉ: Đường Nguyễn Thế Bảo, Phường 9, Tuy Hòa, Phú Yên 

Số điện thoại: 0257. 3850345

Lượt truy cập hiện tại : 7
Hôm nay : 411
Tháng 07 : 10.359
Quý 3 : 10.359
Năm 2025 : 159.020
Back to top