• Đăng nhập
mic
  • Lịch công tác
  • RSS
Banner
Logo
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Văn bản pháp quy
  • Dịch vụ
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • VỊ TRÍ - CHỨC NĂNG - TỔ CHỨC KHOA PHÒNG
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ban giám đốc
    • Các đoàn thể
      • Đoàn thanh niên
      • Công đoàn
    • Khoa phòng
  • Tin tức
    • Hoạt động Y tế
    • Hoạt động chuyên môn
      • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
      • Sức khỏe sinh sản
      • Bệnh nghề nghiệp
      • An toàn thực phẩm
      • Phòng, chống HIV/AIDS
      • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
      • Dinh dưỡng
      • Phòng chống tác hại thuốc lá
      • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
      • Y học cổ truyền
      • Cải cách hành chính
      • Chính sách pháp luật
    • Tài liệu truyền thông
      • Thư viện ảnh
      • Video
      • Audio
      • Tờ rơi truyền thông
      • Poster truyền thông
      • Góc truyền thông
    • Liên kêt vơi Panal
      • Phòng chống SXH
      • Cơ sở xanh sạch đẹp
      • Phòng chống bệnh dại
  • Văn bản pháp quy
    • Văn bản Trung Ương
    • Văn bản UBND Tỉnh
    • Văn bản Sở Y tế
    • Bộ Y tế
    • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Phú Yên
    • Viện Pasteur Nha Trang
    • Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá
    • Cục Y tế dự phòng
    • Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương
  • Dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ
    • Dịch vụ xét nghiệm
    • Tiêm phòng Vacxin
    • Dịch vụ khám, điều trị ngoại trú tại phòng khám
    • Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
    • Khám sức khỏe sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tuyển dụng
    • Dịch vụ xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Dịch vụ điều trị nghiện chất
    • Tư vấn dinh dưỡng
    • Dịch vụ khám, điều trị ngoại trú các bệnh da liễu
    • Dịch vụ đào tạo
    • Dịch vụ Truyền thông
    • Tư vấn HIV/AIDS
    • Khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp,quan trắc môi trường lao động
      • NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN
      • Tầm quan trọng của khám sức khỏe định
    • Bảng giá vắc xin
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • :
  • :
Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng - 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Hoạt động chuyên môn
  4. Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
Thứ 6, 27/10/2023 | 14:01
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đậu mùa khỉ giữa người lớn và trẻ em có gì khác nhau?

Đọc bài Lưu

Theo các thống kê về bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới, các nhà khoa học đã báo cáo tỷ lệ trẻ em bệnh đậu mùa khỉ chiếm rất ít, chỉ có 0,3% các trường hợp mắc bệnh chung. Trẻ nhỏ nhất là một bé sơ sinh 9 ngày tuổi lây qua nhau thai từ người mẹ mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Có 3 điều khác biệt giữa trẻ em và người lớn khi mắc bệnh đậu mùa khỉ. Đó là khác nhau về đường lây nhiễm, khác nhau về triệu chứng và khác nhau về mức độ nghiêm trọng.

Ảnh: TTXVN
Ảnh: TTXVN

1. Đường lây khác nhau: Trẻ em có tâm lý thích chơi với vật nuôi như chuột lang, thỏ… có thể bị nhiễm vi rút đậu mùa khỉ khi tiếp xúc với người hoặc động vật bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ hoặc với các bề mặt bị ô nhiễm. Nếu trẻ tiếp xúc gần gũi, da kề da như khi trẻ được người thân ôm ấp, nựng nịu, hôn hít, chăm sóc hoặc ngủ chung giường sẽ bị lây từ người lớn mắc bệnh; việc lây truyền qua nhau thai trong tử cung hoặc qua tiếp xúc trong quá trình sinh nở đã được báo cáo; trẻ tình cờ tiếp xúc với dịch cơ thể và dịch tiết đường hô hấp của bệnh nhân mắc bệnh.

Ở người lớn con đường lây nhiễm chủ yếu là đường tình dục, do sự tiếp xúc trực tiếp da kề da, trong đó những người đồng tính nam chiếm 89%. Cho nên người ta so sánh con đường lây nhiễm đậu mùa khỉ ở người lớn gần giống như con đường lây nhiễm HIV vậy.

2. Các tổn thương và các triệu chứng khác nhau. Ở trẻ em các mụn nước chứa mủ xuất hiện nhiều ở ngực, lưng, tay chân và đôi khi ở mặt.

Còn ở người lớn, mụn nước chủ yếu thấy rất nhiều vùng sinh dục, hậu môn và quanh hậu môn

Ở trẻ em và người lớn, dấu hiệu phổ biến là tình trạng phát ban tiến triển từ tổn thương gồ lên mặt da diễn tiến đến nổi mụn nước, mụn mủ và cuối cùng là đóng vảy. Trẻ em phát ban thường kèm theo sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi, nổi hạch, đau họng, nhức đầu hoặc đau cơ. Tuy nhiên, trong đợt bùng phát hiện nay, sốt và nổi hạch không phải lúc nào cũng xảy ra ở trẻ em. Phát ban phân bố ở trẻ em chủ yếu ở thân và mặt; không có trẻ nào dưới 12 tuổi bị tổn thương hậu môn.

3. Dấu hiệu nặng khác nhau: Ở trẻ em dấu hiệu bệnh nặng gồm: Phát ban mụn nước lan tỏa rất nhanh, một số tổn thương xuất huyết hoặc hoại tử, nổi hạch to có thể gây tắc nghẽn đường thở; viêm cơ tim, nhiễm trùng thần kinh, nhiễm trùng huyết. Trường hợp may mắn khỏi bệnh, nhưng có thể để lại chứng nghiêm trọng như sẹo vĩnh viễn trên da hoặc hẹp đường thở.

Ở người lớn dấu hiệu nặng là sốt cao, đau nhức mình, rối loạn tri giác thần kinh.

(ABO)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH PHÚ YÊN 

Cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Phú Yên 

Địa chỉ: Đường Nguyễn Thế Bảo, Phường 9, Tuy Hòa, Phú Yên 

Số điện thoại: 0257. 3850345

Lượt truy cập hiện tại : 3
Hôm nay : 387
Tháng 05 : 6.383
Quý 2 : 34.629
Năm 2025 : 107.782
Back to top