• Đăng nhập
mic
  • Lịch công tác
  • RSS
Banner
Logo
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Văn bản pháp quy
  • Dịch vụ
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • VỊ TRÍ - CHỨC NĂNG - TỔ CHỨC KHOA PHÒNG
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ban giám đốc
    • Các đoàn thể
      • Đoàn thanh niên
      • Công đoàn
    • Khoa phòng
  • Tin tức
    • Hoạt động Y tế
    • Hoạt động chuyên môn
      • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
      • Sức khỏe sinh sản
      • Bệnh nghề nghiệp
      • An toàn thực phẩm
      • Phòng, chống HIV/AIDS
      • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
      • Dinh dưỡng
      • Phòng chống tác hại thuốc lá
      • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
      • Y học cổ truyền
      • Cải cách hành chính
      • Chính sách pháp luật
    • Tài liệu truyền thông
      • Thư viện ảnh
      • Video
      • Audio
      • Tờ rơi truyền thông
      • Poster truyền thông
      • Góc truyền thông
    • Liên kêt vơi Panal
      • Phòng chống SXH
      • Cơ sở xanh sạch đẹp
      • Phòng chống bệnh dại
  • Văn bản pháp quy
    • Văn bản Trung Ương
    • Văn bản UBND Tỉnh
    • Văn bản Sở Y tế
    • Bộ Y tế
    • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Phú Yên
    • Viện Pasteur Nha Trang
    • Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá
    • Cục Y tế dự phòng
    • Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương
  • Dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ
    • Dịch vụ xét nghiệm
    • Tiêm phòng Vacxin
    • Dịch vụ khám, điều trị ngoại trú tại phòng khám
    • Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
    • Khám sức khỏe sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tuyển dụng
    • Dịch vụ xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Dịch vụ điều trị nghiện chất
    • Tư vấn dinh dưỡng
    • Dịch vụ khám, điều trị ngoại trú các bệnh da liễu
    • Dịch vụ đào tạo
    • Dịch vụ Truyền thông
    • Tư vấn HIV/AIDS
    • Khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp,quan trắc môi trường lao động
      • NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN
      • Tầm quan trọng của khám sức khỏe định
    • Bảng giá vắc xin
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • :
  • :
Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng - 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Hoạt động chuyên môn
  4. Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
Thứ 5, 19/05/2022 | 15:33
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Rối loạn tâm lý, tâm thần mùa thi căn bệnh không thể xem nhẹ

Đọc bài Lưu

Cứ mỗi mùa thi đến là các bậc cha mẹ, đặc biệt các em học sinh lại trở về với nỗi ám ảnh, áp lực điểm số. Học tập thi cử nặng nề cùng với việc phải thức khuya, dậy sớm, học thêm liên miên khiến nhiều bạn rơi vào strees, mất ngủ... thậm chí có thể mắc rối loạn tâm lý, tâm thần rất nguy hiểm.

Theo số liệu của Bệnh viện (BV) Sức khỏe tâm thần TP.HCM, năm nào vào mùa thi trung bình mỗi tháng BV lại tiếp nhận 5-10 học sinh có những biểu hiện rối loạn tâm lý, tâm thần (RLTLTT), trong đó đa số các em ở độ tuổi vị thành niên (10-15 tuổi).

1. Biểu hiện của rối loạn tâm lý, tâm thần

Khác với các trạng thái bình thường hàng ngày, người bệnh luôn cảm thấy:

-Buồn chán, có tinh thần xấu, không có khả năng vui thích với những thứ mà bình thường khiến bản thân vui vẻ.

-Tâm trạng chán chường, lo âu này thường đi kèm với những suy nghĩ và cách nhìn tiêu cực: Tâm trạng buồn rầu, chán nản thường trực, dễ khóc, cảm giác tuyệt vọng, tiêu cực, cảm giác tội lỗi, vô dụng, bất lực và tự trọng thấp, tập trung kém, thiếu năng lượng, mệt mỏi...

-Nhiều trường hợp dẫn đến các triệu chứng sinh lý nặng hơn như: Khó ngủ, giấc ngủ không sâu, mất ngủ, thay đổi thói quen khẩu vị ăn uống, thay đổi cân nặng...

Các triệu chứng kèm theo khác như táo bón, bồn chồn, khó chịu...

-Nhiều trường hợp ở thái cực có tâm trạng phấn khích, hay khó chịu, nói nhiều, nhiều năng lượng hơn một cách rõ rệt, cư xử hành động không phù hợp, quá mức thân thiết, dễ bị phân tán... cáu gắt, bực bội, dễ gây gổ, gây hấn với những người xung quanh (bạn bè, anh em trong nhà…), ngang bướng, ít nghe lời cha mẹ, thầy cô.

Kèm theo đó là các em có biểu hiện học tập giảm sút, khó tập trung, học tập mất nhiều thời gian hơn nhưng lại mau quên, khó nhớ, khó thuộc bài.

-Nặng hơn, các em có biểu hiện không muốn đi học, khóc lóc đòi nghỉ học, sợ sệt khi nhắc đến chuyện học tập. Nặng nề hơn, trong các em thường xuất hiện những ý nghĩ chết chóc, tự tử. Có trường hợp đang trong thời gian thi cử có biểu hiện loạn thần như nói năng lung tung, khóc cười vô cớ, quậy phá…

2. Nguyên nhân gây rối loạn tâm lý, tâm thần mùa thi

Đề phòng rối loạn tâm lý mùa thi - Ảnh 2.

Nguyên nhân của thực trạng này là do nhiều yếu tố, trong đó việc bố mẹ thầy cô đặt nhiều kỳ vọng vào con là nguyên nhân hay gặp nhất.

-Ngoài ra, khi sắp diễn ra các kỳ thi, nếp sinh hoạt của các em học sinh cũng thay đổi, thời gian gấp gáp với thời gian biểu dầy đặc, việc ăn ngủ không đúng giờ, không có thời gian giải trí…Thậm chí, nhiều em chỉ ngủ 2 - 3 tiếng/ngày, dẫn đến quá trình học tập bị giảm sút, khả năng tập trung và học tập kém,

Bị rối loạn cảm xúc, tâm lý do chính bản thân tự tạo áp lực sợ thi rớt, sợ thua kém bạn bè.

-Nhiều em lạm dụng các chất kích thích như cà phê, trà để đối phó với những cơn buồn ngủ mà không chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể đang hoạt động với cường độ cao

-Đang mắc bệnh gì đó cũng làm cho rối loạn tâm lý khởi phát như khi cơ thể đang mắc cảm cúm, suy nhược cơ thể... cộng thêm việc ôn thi quá mức sẽ phát bệnh.

Khi không thỏa mãn với sự kỳ vọng, cùng với các biểu hiện trên, nhiều em rơi vào trạng trầm trọng, đôi khi tuyệt vọng, không thể kiểm soát được trạng thái tinh thần và hành vi của mình. Nguy hiểm hơn, có trường hợp vì chán nản tìm đến cái chết bằng cách rạch tay, uống thuốc ngủ...

3. Lời khuyên của bác sĩ

– Để giúp con vượt qua các kỳ thi, đạt kết quả tốt, tránh bị rối loạn tâm lý, tâm thần vì sức ép học tập quá nhiều và nặng nề, các bậc cha mẹ nên đánh giá đúng năng lực của con và động viên khuyến khích trẻ học, không nên tạo áp lực cho trẻ về mặt thành tích.

-Vào mùa thi cố gắng vẫn giữ cho trẻ học tập, sinh hoạt, vui chơi bình thường tránh áp lực căng thẳng. xây dựng thói quen học tập với thời gian sinh hoạt hợp lý (phải đảm bảo giấc ngủ tối thiểu 8 tiếng mỗi ngày).

-Tuyệt đối không la rầy, mắng mỏ con cái vì nhiều bạn tâm lý kém sẽ rất dễ dẫn đến stress và rối loạn tâm lý.

-Đặc biệt, gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết các biểu hiện của con cái để đưa con đi tư vấn tâm lý, điều trị kịp thời. khi thấy con có dấu hiệu lạ (ngủ lâu hoặc ít ngủ, cáu giận, bực bội, không chịu vệ sinh tắm rửa, ăn uống thất thường...) thì cần theo dõi sát sao, rồi đưa đi kiểm tra sức khỏe sớm.

photo-1652404248944

-Thầy cô giáo, những người rất gần gũi, tiếp xúc 8 tiếng trong một ngày với các học sinh, nếu thấy các em có biểu hiện bất thường hàng ngày thì các thầy cô phải thông báo ngay cho gia đình.

Hiểu rõ nguy cơ mắc bệnh tâm thần và thực hiện các biện pháp phòng bệnh tâm thần là cách tốt nhất đối với các bậc phụ huynh và các sĩ tử trong mùa thi. Điều quan trọng là phải ngăn chặn từ đầu, không nên để xảy ra rồi mới điều trị. Nếu đã xảy ra, bệnh phải được phát hiện sớm, điều trị sớm và cha mẹ phải hợp tác với bác sĩ chuyên khoa tâm thần thì khả năng phục hồi là rất cao.

 


Nguồn:Suckhoedoisong.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH PHÚ YÊN 

Cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Phú Yên 

Địa chỉ: Đường Nguyễn Thế Bảo, Phường 9, Tuy Hòa, Phú Yên 

Số điện thoại: 0257. 3850345

Lượt truy cập hiện tại : 2
Hôm nay : 191
Tháng 07 : 963
Quý 3 : 963
Năm 2025 : 149.624
Back to top