• Đăng nhập
mic
  • Lịch công tác
  • RSS
Banner
Logo
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Văn bản pháp quy
  • Dịch vụ
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • VỊ TRÍ - CHỨC NĂNG - TỔ CHỨC KHOA PHÒNG
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ban giám đốc
    • Các đoàn thể
      • Đoàn thanh niên
      • Công đoàn
    • Khoa phòng
  • Tin tức
    • Hoạt động Y tế
    • Hoạt động chuyên môn
      • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
      • Sức khỏe sinh sản
      • Bệnh nghề nghiệp
      • An toàn thực phẩm
      • Phòng, chống HIV/AIDS
      • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
      • Dinh dưỡng
      • Phòng chống tác hại thuốc lá
      • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
      • Y học cổ truyền
      • Cải cách hành chính
      • Chính sách pháp luật
    • Tài liệu truyền thông
      • Thư viện ảnh
      • Video
      • Audio
      • Tờ rơi truyền thông
      • Poster truyền thông
      • Góc truyền thông
    • Liên kêt vơi Panal
      • Phòng chống SXH
      • Cơ sở xanh sạch đẹp
      • Phòng chống bệnh dại
  • Văn bản pháp quy
    • Văn bản Trung Ương
    • Văn bản UBND Tỉnh
    • Văn bản Sở Y tế
    • Bộ Y tế
    • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Phú Yên
    • Viện Pasteur Nha Trang
    • Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá
    • Cục Y tế dự phòng
    • Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương
  • Dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ
    • Dịch vụ xét nghiệm
    • Tiêm phòng Vacxin
    • Dịch vụ khám, điều trị ngoại trú tại phòng khám
    • Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
    • Khám sức khỏe sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tuyển dụng
    • Dịch vụ xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Dịch vụ điều trị nghiện chất
    • Tư vấn dinh dưỡng
    • Dịch vụ khám, điều trị ngoại trú các bệnh da liễu
    • Dịch vụ đào tạo
    • Dịch vụ Truyền thông
    • Tư vấn HIV/AIDS
    • Khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp,quan trắc môi trường lao động
      • NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN
      • Tầm quan trọng của khám sức khỏe định
    • Bảng giá vắc xin
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • :
  • :
Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng - 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Hoạt động chuyên môn
  4. Ký sinh trùng, côn trùng
Thứ 2, 27/11/2023 | 15:13
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sốt mò là gì, làm sao phòng tránh?

Đọc bài Lưu

Khi bị mò đốt, trên cơ thể người bệnh xuất hiện vết loét, phát ban dạng sẩn và viêm hạch. Bệnh có diễn tiến từ nhẹ đến nặng, có thể gây tử vong.

Mò sinh trưởng và đốt người thế nào ?

Bệnh sốt mò (scrub typhus) là bệnh do loại mò Trombicula bị nhiễm mầm bệnh Rickettsia tsutsugamushi, còn gọi là Rickettsia orientalis lây truyền xâm nhập qua vết mò đốt máu và gây bệnh cho người. Vậy mò sinh trưởng và đốt người như thế nào ?

Tập tính hoạt động của mò

Mò thường không phát tán rải rác, chúng thường tập trung hoạt động trong phạm vi có đường kính khoảng 3 mét gọi là ổ mò. Tuy vậy, do nước lũ lụt hoặc do vật chủ bị chích đốt máu có hoạt động di chuyển, mò có thể phát tán đi xa hơn đến nơi mới. Ở những nơi có điều kiện thích hợp, có thể hình thành nhiều ổ mò hoạt động.

Loại mò đỏ Leptotrombidium deliense phát triển quanh năm nhưng cao nhất trong mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 8. Những nơi có khí hậu hai mùa mưa và khô rõ rệt, mò thường phát triển mạnh vào mùa mưa.

Mò phân bố hoạt động tùy theo từng khu vực. Ở vùng núi thường phát hiện ở các thung lũng, ven suối, gần nguồn nước, gần bản làng là những nơi có vị trí thấp, râm mát, có độ ẩm cao, cây cỏ rậm rạp, có nhiều chuột hoạt động. Ở vùng đồng bằng, thành phố thường phát hiện ở những sân bãi, vườn hoang có nhiều ao hồ, cây cỏ um tùm, có nhiều chuột qua lại. Ở vùng bờ biển thường phát hiện ở bãi lầy, có bụi cỏ cây rậm ở ven đê hay bị ngập nước và có nhiều chuột.

 

  

Mò

 Một vết loét do mò đốt

Mò sinh trưởng thế nào?

Mò trưởng thành sống trong đất. Mò đực sau 1 đến 6 ngày xuất túi tinh ra môi trường bên ngoài và có mùi hấp dẫn mò cái bò đến. Mò cái dùng chân đẩy túi tinh vào lỗ sinh dục. Sau 1 tuần mò cái đẻ trứng và đẻ liên tục trong nhiều tháng. Trong điều kiện bình thường ở nhiệt độ 23 đến 25oC, mò cái có thể đẻ đến 500 trứng; trung bình mỗi ngày đẻ khoảng từ 1 đến 3 trứng. Sau từ 1 đến 3 tuần, trứng nở ra ấu trùng.

Mò có tập tính chọn lọc vật chủ ký sinh, nó ưa thích ký sinh ở loại động vật gặm nhấm, động vật ăn côn trùng. Mò cũng có thể ký sinh ở gà, chim, dơi và các loài bò sát. Ấu trùng mò Leptotrombidium deliense có vai trò truyền bệnh ở Việt Nam thích ký sinh trên loại chuột nhà Rattus flavipectus và một số loài chuột khác sống gần người.

Ấu trùng mò cũng có tập tính chọn lọc ví trí ký sinh. Ở chuột, mò thường ký sinh trong lỗ tai, quanh mắt, quanh vú. Ở người, mò thường ký sinh ở nách, rốn, bẹn... Nói chung, ấu trùng mò có xu hướng ưa thích ký sinh ở những chỗ da mềm, ẩm của vật chủ. Nó cũng ưa vật thể màu đen, nơi có ánh sáng và khí carbonic CO2.

 

 
 

Phương thức chích đốt máu

Khi chích đốt máu, ấu trùng mò cắm vòi vào da vật chủ, tiết ra một loại men theo nước bọt làm tan rữa mô của vật chủ tại vết đốt tạo thành một ống dẫn; trong đó có chứa dịch lỏng của mô tế bào, máu và nước bọt. Mò hút chất dịch đó vào dạ dày rồi lại tiết ra nước bọt theo ống dẫn làm phá hủy sâu hơn tổ chức tế bào, mô của vật chủ. Nơi vết đốt mò ký sinh, lúc đầu là một nốt sẩn tịt có đường kính khoảng từ 3 đến 6mm. Sau đó hình thành bọc nước ở giữa, chung quanh viêm tấy đỏ, đau, ngứa và khó chịu. Cuối cùng bọc nước vỡ ra để lại một vết loét đặc hiệu có giá trị trong chẩn đoán bệnh. Ấu trùng mò chỉ ký sinh ở vật chủ một lần, nó chích hút máu cho no mới rời khỏi vật chủ.

Điều trị và phòng bệnh

Người bị bệnh sốt mò có thể điều trị bằng các loại kháng sinh thông thường như chloramphenicol, tetracycline và các dẫn chất của nó. Phòng bệnh bằng cách tránh tiếp xúc với những nơi có mò hoạt động. Có thể phòng chống ấu trùng mò bằng biện pháp phun tồn lưu hóa chất diệt côn trùng ở các vùng cây bụi hoặc khu vực có ổ mò hoạt động mặc dù chi phí khá tốn kém. 

http://www.impe-qn.org.vn

Viên Sốt rét Ký sinh trùng - Côn Trùng


Tổng số điểm của bài viết là: 17 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH PHÚ YÊN 

Cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Phú Yên 

Địa chỉ: Đường Nguyễn Thế Bảo, Phường 9, Tuy Hòa, Phú Yên 

Số điện thoại: 0257. 3850345

Lượt truy cập hiện tại : 5
Hôm nay : 295
Tháng 05 : 18.221
Quý 2 : 46.467
Năm 2025 : 119.620
Back to top