• Đăng nhập
mic
  • Lịch công tác
  • RSS
Banner
Logo
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Văn bản pháp quy
  • Dịch vụ
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • VỊ TRÍ - CHỨC NĂNG - TỔ CHỨC KHOA PHÒNG
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ban giám đốc
    • Các đoàn thể
      • Đoàn thanh niên
      • Công đoàn
    • Khoa phòng
  • Tin tức
    • Hoạt động Y tế
    • Hoạt động chuyên môn
      • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
      • Sức khỏe sinh sản
      • Bệnh nghề nghiệp
      • An toàn thực phẩm
      • Phòng, chống HIV/AIDS
      • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
      • Dinh dưỡng
      • Phòng chống tác hại thuốc lá
      • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
      • Y học cổ truyền
      • Cải cách hành chính
      • Chính sách pháp luật
    • Tài liệu truyền thông
      • Thư viện ảnh
      • Video
      • Audio
      • Tờ rơi truyền thông
      • Poster truyền thông
      • Góc truyền thông
    • Liên kêt vơi Panal
      • Phòng chống SXH
      • Cơ sở xanh sạch đẹp
      • Phòng chống bệnh dại
  • Văn bản pháp quy
    • Văn bản Trung Ương
    • Văn bản UBND Tỉnh
    • Văn bản Sở Y tế
    • Bộ Y tế
    • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Phú Yên
    • Viện Pasteur Nha Trang
    • Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá
    • Cục Y tế dự phòng
    • Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương
  • Dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ
    • Dịch vụ xét nghiệm
    • Tiêm phòng Vacxin
    • Dịch vụ khám, điều trị ngoại trú tại phòng khám
    • Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
    • Khám sức khỏe sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tuyển dụng
    • Dịch vụ xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Dịch vụ điều trị nghiện chất
    • Tư vấn dinh dưỡng
    • Dịch vụ khám, điều trị ngoại trú các bệnh da liễu
    • Dịch vụ đào tạo
    • Dịch vụ Truyền thông
    • Tư vấn HIV/AIDS
    • Khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp,quan trắc môi trường lao động
      • NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN
      • Tầm quan trọng của khám sức khỏe định
    • Bảng giá vắc xin
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • :
  • :
Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng - 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Hoạt động chuyên môn
  4. An toàn thực phẩm
Thứ 2, 17/05/2021 | 10:47
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TÁC HẠI TỒN DƯ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG THỰC PHẨM ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Đọc bài Lưu

Thực phẩm sẽ trở thành mối nguy hại cho sức khỏe khi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học không đúng quy trình trong sản xuất lương thực…

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có nguồn gốc từ thiên nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại cây trồng. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản và trong môi trường (đất, nước, không khí) sẽ tham gia vào chuỗi thức ăn của con người. 

Tuy nhiên tình trạng nhiễm độc hóa chất BVTV, cũng như mức độ độc hại sẽ tùy theo loại hóa chất và liều lượng dùng ít hay nhiều và thời gian cách ly dài hay ngắn mà chúng có thể tác động ngay lập tức, tiềm ẩn hoặc tích lũy theo thời gian tới sức khỏe của con người. Các triệu chúng nguy hại cho sứ khỏe có thể xuất hiện rất muộn sau nhiều năm, thậm chí tới tận thế hệ sau: gây khó khăn trong học tập, điều khiển hành vi ứng xử và khả năng sinh sản (dậy thì sớm, lão hóa sớm) tăng khả năng mắc bệnh ung thư. Ngoài ra, còn có một số tác động lâu dài khác như: Quái thai (cơ thể bị dị tật từ trong phôi thai) và đột biến gen.

Ảnh: Người sản xuất nông nghiệp thực hành theo hướng dẫn của nhãn thuốc BVTV để hạn chế tác hại của hóa chất bảo vệ thực vật trực tiếp người dùng, bảo vệ môi trường xung quanh và sức khỏe cộng đồng.

 

Thông thường có 3 con đường chính để thuốc BVTV đi vào cơ thể. Thứ nhất, ăn các loại thực phẩm, rau quả nhiễm độc từ các loại thuốc bảo vệ thực vật khi chúng đang có tồn dư thuốc, chưa đủ thời gian cách ly. Thứ hai, qua đường hô hấp khi chúng ta hít phải thuốc, có thể đi qua chỗ người ta đang phun thuốc, gió thoảng qua. Thứ ba là qua việc tiếp xúc trực tiếp, tức sử dụng các loại thuốc mà không đeo găng tay, đồ bảo hộ.

Khi ngộ độc thuốc ở dạng cấp tính, người bệnh sẽ có những triệu chứng dễ thấy như nôn mửa, nhức đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi… Nặng hơn chất độc sẽ chuyển hóa qua gan, gây nên rối loạn thần kinh, mất ngủ, kém trí nhớ, mờ mắt, giảm thính lực, suy nhược cơ thể, ở phụ nữ dễ gặp tai biến sảy thai, đẻ non, gây dị tật bẩm sinh ở trẻ, ung thư… Khi nhiễm độc nặng sẽ tê liệt, ngứa, thiếu khả năng điều phối các cơ quan trong cơ thể, đâu đầu chóng mặt, rùng mình, buồn nôn, chuột rút ở vùng bụng, đổ mồ hôi, giảm khả năng thị lực, khó thể, suy hô hấp và tim đập chậm. Lượng thuốc lớn có thể gây bất tỉnh, co giật và chết. Nhiễm độc hóa chất BVTV nhẹ, thường có triệu chứng đau bụng, giảm thị lực, đau ngực, tiêu chảy, chóng mặt, đổ mồ hôi nhiều, nhức đầu, đau nhức cơ và chuột rút, Buồn nôn và nôn, chảy nước mắt, mũi và miệng

Ngộ độc mãn tính  xảy ra khi một người nhiễm với liệu lượng nhỏ, nhiều lần trong thời gian dài. Tiếp xúc với hóa chất BVTV trong thời gian dài, cơ thể có triệu chứng suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung, mất phương hướng, suy nhược nghiêm trọng, dễ bị kích động, rối loạn, đau đầu, nói khó, phản ứng chậm, hay gặp ác mộng, mộng du, thờ thẩm hoặc mất ngủ; 

Ngoài ra người bị nhiễm độc còn có thể bị các vấn đề về tiết niệu, và hội chứng cường cholinergic gặp trong ngộ độc cấp hóa chất BVTV phospho hữu cơ, carbamat. Với hội chứng này, người nhiễm độc sẽ nôn mửa, kêu khó thở tức ngực, da tái lạnh, vã mồ hôi, run toàn thân hoặc co giật…

Làm gì để hạn chế nguy cơ phơi nhiễm, ngộ độc thuốc BVTV?

 Để hạn chế tối đa nguy cơ phơi nhiễm, ngộ độc thuốc BVTV, người sản xuất nông nghiệp lưu ý chỉ sử dụng các loại hóa chất BVTV trong danh mục, có hiệu quả cao đối với sinh vật gây hại nhưng ít độc đối với người và động vật. Khi sử dụng hóa chất BVTV trong trồng rau quả, chỉ sử dụng các sản phẩm an toàn; thực hành theo hướng dẫn của nhãn thuốc BVTV để hạn chế tác hại HCBVT trực tiếp người dùng, môi trường xung quanh và sức khỏe cộng đồng.

Khi sử dụng các thuốc BVTV cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc vệ sinh an toàn lao động: đeo găng tay, đeo khẩu trang, đứng ở đầu gió khi phun thuốc.

Khi thu hoạch rau củ quả phải chờ hết thời gian cách ly (thời gian cách lý của mỗi thuốc khác nhau, thông thường từ 10-15 ngày).

Các loại chai lọ bao bì đựng thuốc BVTV cần có đầy đủ nhãn hiệu, không đựng thuốc bảo vệ thực vật trong các vỏ chai lọ nước giải khát, để tránh nhầm lẫn uống phải.

                                                                                                                                                                                                                                    (Nhạn Nguyễn)


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH PHÚ YÊN 

Cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Phú Yên 

Địa chỉ: Đường Nguyễn Thế Bảo, Phường 9, Tuy Hòa, Phú Yên 

Số điện thoại: 0257. 3850345

Lượt truy cập hiện tại : 2
Hôm nay : 307
Tháng 05 : 7.852
Quý 2 : 36.098
Năm 2025 : 109.251
Back to top