• Đăng nhập
mic
  • Lịch công tác
  • RSS
Banner
Logo
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Văn bản pháp quy
  • Dịch vụ
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • VỊ TRÍ - CHỨC NĂNG - TỔ CHỨC KHOA PHÒNG
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ban giám đốc
    • Các đoàn thể
      • Đoàn thanh niên
      • Công đoàn
    • Khoa phòng
  • Tin tức
    • Hoạt động Y tế
    • Hoạt động chuyên môn
      • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
      • Sức khỏe sinh sản
      • Bệnh nghề nghiệp
      • An toàn thực phẩm
      • Phòng, chống HIV/AIDS
      • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
      • Dinh dưỡng
      • Phòng chống tác hại thuốc lá
      • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
      • Y học cổ truyền
      • Cải cách hành chính
      • Chính sách pháp luật
    • Tài liệu truyền thông
      • Thư viện ảnh
      • Video
      • Audio
      • Tờ rơi truyền thông
      • Poster truyền thông
      • Góc truyền thông
    • Liên kêt vơi Panal
      • Phòng chống SXH
      • Cơ sở xanh sạch đẹp
      • Phòng chống bệnh dại
  • Văn bản pháp quy
    • Văn bản Trung Ương
    • Văn bản UBND Tỉnh
    • Văn bản Sở Y tế
    • Bộ Y tế
    • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Phú Yên
    • Viện Pasteur Nha Trang
    • Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá
    • Cục Y tế dự phòng
    • Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương
  • Dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ
    • Dịch vụ xét nghiệm
    • Tiêm phòng Vacxin
    • Dịch vụ khám, điều trị ngoại trú tại phòng khám
    • Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
    • Khám sức khỏe sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tuyển dụng
    • Dịch vụ xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Dịch vụ điều trị nghiện chất
    • Tư vấn dinh dưỡng
    • Dịch vụ khám, điều trị ngoại trú các bệnh da liễu
    • Dịch vụ đào tạo
    • Dịch vụ Truyền thông
    • Tư vấn HIV/AIDS
    • Khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp,quan trắc môi trường lao động
      • NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN
      • Tầm quan trọng của khám sức khỏe định
    • Bảng giá vắc xin
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • :
  • :
Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng - 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Hoạt động chuyên môn
  4. An toàn thực phẩm
Thứ 4, 07/02/2024 | 10:21
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Biểu hiện sớm khi ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết

Đọc bài Lưu

Trong dịp Tết, nguy cơ ngộ độc thực phẩm càng cao do nhu cầu tích trữ lượng lớn các loại thực phẩm để sử dụng dần. Ngoài ra, dịp Tết cũng khó kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm. Vì thế nếu không biết lựa chọn và bảo quản đúng cách, thực phẩm sẽ dễ bị nấm mốc, ôi thiu, gây ngộ độc

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn. Đây là tình trạng bệnh lý gây ra bởi nhiễm khuẩn thức ăn hoặc độc chất do thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn.

Nhiễm khuẩn thức ăn do các loại vi khuẩn, virus,... tiềm ẩn trong thức ăn hoặc phát sinh trong quá trình bảo quản, chế biến thực phẩm không đúng cách. Nhiễm độc thức ăn do các loại độc chất sinh học, kim loại, chất bảo quản, chất phụ gia, methanol (trong rượu kém chất lượng)... nhiễm vào thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra với bất cứ ai vào bất kỳ thời điểm nào. Một số loại vi khuẩn không gây ôi thiu rõ rệt, bề ngoài thức ăn có vẻ vẫn an toàn nhưng thực chất đã chứa lượng lớn vi khuẩn hoặc độc tố nguy hại tới sức khỏe.

Biểu hiện sớm khi bị ngộ độc thực phẩm

Thông thường xuất hiện sau 2 - 3 ngày ăn thực phẩm nhiễm bẩn. Một số khác biểu hiện vài giờ sau ăn thực phẩm bị nhiễm hoặc sau nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần.

Biểu hiện sớm khi ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết- Ảnh 1.

Vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ngộ độc thực phẩm.

Đối với các trường hợp ngộ độc thực phẩm thông thường sẽ bao gồm các triệu chứng:

  • Xuất hiện đau quặn bụng
  • Tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần trong 24 giờ.
  • Buồn nôn, nôn

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có khả năng đe dọa tính mạng như:

  • Sốt cao hơn 39 độ C
  • Các triệu chứng mất nước bao gồm: Háo nước, da khô, môi khô, mắt trũng, tay chân lạnh,...
  • Tiểu ít, nước tiểu vàng sậm hoặc không có nước tiểu
  • Mạch nhanh, tụt huyết áp, thở nhanh, biểu hiện mệt mỏi, li bì, dễ bị kích thích, co giật, ngưng tim, ngưng thở.
  • Đặc biệt ở trẻ nhỏ: môi khô, lưỡi khô, phản xạ uống nước kém, mắt má trũng, khóc không ra nước mắt, tã trẻ không ướt trong 2-3 giờ,...

Biểu hiện sớm khi ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết- Ảnh 2.

Cần lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết

Để phòng ngộ độc thực phẩm cần thực hiện đúng các nguyên tắc sau:

Lựa chọn thực phẩm an toàn, thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng

Đặc biệt trong dịp Tết mọi người khi mua hàng nên chọn những cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, quầy bán đảm bảo vệ sinh, nơi sản xuất được cấp phép, công bố đầy đủ thông tin thành phần sản phẩm.

Đối với rau, củ, quả nên lựa chọn loại còn tươi, nguyên cuống, không dập nát, không có những đốm màu lạ hoặc tơ nấm mốc.

Đối với thịt gia súc, gia cầm nên chọn loại có màu sắc tự nhiên đúng với loại thịt, tránh chọn thịt có màu hơi tái, xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, màng ngoài nhớt dù chỉ 1 phần nhỏ. Tránh các loại thịt có mùi lạ, ôi thiu hoặc mùi thuốc kháng sinh.

Đối với cá, thủy hải sản nên chọn loại tươi sống hoặc loại được bảo quản đông đá, hút chân không. Chọn cá mắt trong, thịt cá chắc có độ đàn hồi, vảy óng ánh, không màng nhớt, không mùi ươn hôi.

Đối với thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp chọn loại bao bì không biến dạng, hạn sử dụng dài ngày. Độc tố Botulism trong các loại thực phẩm đóng hộp có độc tính rất mạnh, diễn tiến nhanh và nguy hiểm.

Một số loại thực phẩm có độc tính sẵn như cá nóc, cóc, khoai mì, khoai tây mọc mầm, đậu phộng/lạc mọc mầm,... Các loại thực phẩm giàu đạm và chất béo dễ bị biến chất, ôi, hỏng.

Cần rửa sạch trước khi nấu

Cần rửa kỹ bằng nước sạch các loại thực phẩm trước khi chế biến. Rửa tay trước và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác trong suốt quá trình chuẩn bị và chế biến thực phẩm. Nếu có vết thương ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương.

Rửa và làm sạch tất cả vật dụng tiếp xúc với thực phẩm như rổ, giá, bàn bếp, dao, thớt, nồi, chảo...

Giữ cho bếp không có động vật gây hại, côn trùng hay thú nuôi. Che đậy thực phẩm cẩn thận.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Bảo quản thực phẩm cần để riêng các loại thịt, hải sản sống - chín để tránh lây nhiễm chéo, nên chia thành các hộp đủ khẩu phần ăn của gia đình. Vì vậy cần dùng riêng dụng cụ dao, thớt thực phẩm sống - chín. Dùng riêng hộp chứa và ngăn chứa các loại thực phẩm.

Không để thực phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ phòng (15°C-20°C) trên 2 giờ nên ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín. Bởi mùa Xuân tiết trời ấm và ẩm hơn, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển mạnh.

Nhiệt độ tủ lạnh dưới 5 độ C là tốt nhất để bảo quản thực phẩm ở ngăn mát hoặc giữ nóng liên tục trên 60°C để ngăn vi khuẩn phát triển. Không giữ thực phẩm quá lâu, kể cả trong tủ lạnh.

Không rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng. Không cấp đông lại thực phẩm đã rã đông.

Chế biến thực phẩm chín kỹ và vệ sinh đúng cách

Thực phẩm cần nấu chín, đặc biệt là thịt, gia cầm, trứng và hải sản để giết chết vi sinh vật. Các loại nước canh, nước dùng phải đạt trên 70°C.

Chú ý cần loại bỏ các sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn, nhiễm độc như nấm mốc xanh/đen/vàng/trắng, gạo có mọt, thức ăn có sự thay đổi về màu sắc. Cần dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, khu vực bếp, tủ trữ đồ khô, tủ lạnh thường xuyên. Thường xuyên kiểm tra các loại thực phẩm được cất ở sâu hoặc ít khi sử dụng.

Ngoài ra cần đảm bảo về nguồn nước sạch, đã qua xử lý. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

Thông thường, triệu chứng ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện chỉ sau vài giờ hoặc trong vòng 1-2 ngày sau khi nhiễm độc từ thức ăn. Ngộ độc thực phẩm thể nặng có thể dẫn đến tử vong, nhẹ cũng gây mệt mỏi, suy kiệt cả về thể chất và tinh thần. Do vậy, mỗi người cần tự trang bị kiến thức cần thiết để phòng ngừa bệnh lây qua thực phẩm và cách xử lý khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc thực phẩm.

Theo suckhoedoisong.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH PHÚ YÊN 

Cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Phú Yên 

Địa chỉ: Đường Nguyễn Thế Bảo, Phường 9, Tuy Hòa, Phú Yên 

Số điện thoại: 0257. 3850345

Lượt truy cập hiện tại : 6
Hôm nay : 418
Tháng 05 : 6.414
Quý 2 : 34.660
Năm 2025 : 107.813
Back to top