3 lưu ý cần biết khi dùng lô hội
Lô hội là một loại cây mọng nước được trồng khắp nơi trên thế giới và được sử dụng cho các mục đích y tế trong hàng nghìn năm. Tuy nhiên, lô hội vẫn chứa những tác hại tiềm ẩn mà bạn cần phải biết để phòng tránh.
1. Tác dụng phụ của lô hội
Theo chuyên gia dinh dưỡng Brandon Petrovich, làm việc tại Ohio, Mỹ, mặc dù lô hội có thể mang lại một số lợi ích, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không có tác dụng tiêu cực.
Nguy cơ tác dụng phụ có thể khác nhau tùy thuộc vào việc bôi ngoài da hay uống. Mặc dù không phổ biến, gel lô hội vẫn có thể gây ra các phản ứng phụ nhẹ, bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, non, đau bụng. Ngoài ra, còn có những tác dụng phụ nghiêm trọng...
1.1 Phản ứng dị ứng
Khi bôi lên da hoặc uống, lô hội có thể gây viêm da, phát ban, chuột rút và tiêu chảy ở những người cũng bị dị ứng với các cây khác trong họ hoa huệ (như hành tây, tỏi và hoa tulip).
1.2 Viêm gan
Tổn thương gan dễ xảy ra hơn khi dùng lô hội hoặc chất bổ sung mủ lô hội với số lượng lớn. Số lượng và thời gian chính xác cần thiết để có tác dụng vẫn chưa được biết và có thể thay đổi tùy theo từng người. Tuy nhiên, chỉ có hàm lượng ít nhất 500 mg được dùng mỗi 2-3 ngày trong 60 tuần hoặc 15 tháng có liên quan đến bệnh viêm gan.
1.3 Tổn thương thận
Số lượng và thời gian sử dụng chiết xuất lô hội và nhựa mủ cũng bị hạn chế do có thể gây hại thận. Một tuyên bố của chuyên gia Mỹ được công bố rằng "sử dụng kéo dài" hơn một gam mủ lô hội mỗi ngày có thể dẫn đến suy thận cấp.
2. Cảnh giác tương tác thuốc
2.1 Thuốc chữa bệnh tiểu đường, bao gồm insulin
Gel lô hội có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nếu bạn đang dùng thuốc làm giảm lượng đường trong máu, lượng đường trong máu của bạn có thể xuống quá thấp.
2.2 Thuốc nhuận tràng
Mủ lô hội và chiết xuất toàn bộ lá giúp nhuận tràng, do đó dùng lô hội cùng với các thuốc nhuận tràng khác có thể dẫn đến tiêu chảy. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mất nước và các bất thường về điện giải.
2.3 Thuốc lợi tiểu
Tác dụng nhuận tràng của mủ nha đam và chiết xuất toàn bộ lá có thể gây tiêu chảy, mất nước và kali. Sử dụng thuốc lợi tiểu và một số sản phẩm lô hội cùng nhau có thể làm tăng nguy cơ mất nước và nồng độ kali trong máu thấp (nếu sử dụng thuốc lợi tiểu quai như furosemide).
2.4 Thuốc điều trị nhịp tim
Nồng độ kali trong máu thấp có thể làm tăng nguy cơ bị ảnh hưởng từ thuốc điều trị nhịp tim digoxin. Nguyên nhân do mủ lô hội và chiết xuất toàn bộ lá làm giảm kali. Chúng cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc do digoxin.
2.5 Thuốc chống đông máu
Nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra rằng lô hội có thể hỗ trợ chống chống đông máu. Do đó, dùng lô hội với thuốc chống đông máu như aspirin, coumadin, enoxaparin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
3. Các trường hợp không dùng lô hội
Việc sử dụng chiết xuất toàn bộ lá lô hội hoặc nhựa mủ có thể gây ra những rủi ro độc nhất khác cho các trường hợp cụ thể như:
3.1 Phụ nữ mang thai
Nên tránh dùng thuốc nhuận tràng kích thích, chẳng hạn như mủ lô hội và chiết xuất lô hội toàn bộ lá trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân do chúng có thể kích thích co bóp tử cung. Điều này có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc chuyển dạ sinh non, mặc dù nghiên cứu ở đây còn rất hạn chế.
3.2 Thời kỳ cho con bú
Nên tránh dùng mủ lô hội và chiết xuất lô hội toàn bộ lá chưa khử màu khi cho con bú. Hiện có rất ít nghiên cứu nhưng các hợp chất từ lô hội được chuyển vào sữa mẹ. Điều này có thể dẫn đến các tác dụng phụ, chẳng hạn như tiêu chảy, ở trẻ nhỏ...