• Đăng nhập
mic
  • Lịch công tác
  • RSS
Banner
Logo
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Văn bản pháp quy
  • Dịch vụ
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • VỊ TRÍ - CHỨC NĂNG - TỔ CHỨC KHOA PHÒNG
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ban giám đốc
    • Các đoàn thể
      • Đoàn thanh niên
      • Công đoàn
    • Khoa phòng
  • Tin tức
    • Hoạt động Y tế
    • Hoạt động chuyên môn
      • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
      • Sức khỏe sinh sản
      • Bệnh nghề nghiệp
      • An toàn thực phẩm
      • Phòng, chống HIV/AIDS
      • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
      • Dinh dưỡng
      • Phòng chống tác hại thuốc lá
      • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
      • Y học cổ truyền
      • Cải cách hành chính
      • Chính sách pháp luật
    • Tài liệu truyền thông
      • Thư viện ảnh
      • Video
      • Audio
      • Tờ rơi truyền thông
      • Poster truyền thông
      • Góc truyền thông
    • Liên kêt vơi Panal
      • Phòng chống SXH
      • Cơ sở xanh sạch đẹp
      • Phòng chống bệnh dại
  • Văn bản pháp quy
    • Văn bản Trung Ương
    • Văn bản UBND Tỉnh
    • Văn bản Sở Y tế
    • Bộ Y tế
    • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Phú Yên
    • Viện Pasteur Nha Trang
    • Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá
    • Cục Y tế dự phòng
    • Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương
  • Dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ
    • Dịch vụ xét nghiệm
    • Tiêm phòng Vacxin
    • Dịch vụ khám, điều trị ngoại trú tại phòng khám
    • Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
    • Khám sức khỏe sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tuyển dụng
    • Dịch vụ xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Dịch vụ điều trị nghiện chất
    • Tư vấn dinh dưỡng
    • Dịch vụ khám, điều trị ngoại trú các bệnh da liễu
    • Dịch vụ đào tạo
    • Dịch vụ Truyền thông
    • Tư vấn HIV/AIDS
    • Khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp,quan trắc môi trường lao động
      • NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN
      • Tầm quan trọng của khám sức khỏe định
    • Bảng giá vắc xin
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • :
  • :
Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng - 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Hoạt động chuyên môn
  4. Sức khỏe sinh sản
Thứ 2, 08/08/2022 | 07:53
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, chị em có cơ hội làm mẹ không?

Đọc bài Lưu

Bệnh lạc nội mạc tử cung là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nhiều chị em lo lắng không biết có cơ hội làm mẹ hay không khi bản thân bị mắc bệnh lạc nội mạc tử cung?

Nội mạc tử cung là lớp tế bào lót trong lòng tử cung, nguồn gốc của kinh nguyệt ở người phụ nữ. Khi các tế bào này phát triển ở một vị trí khác ngoài lòng tử cung như phúc mạc, bàng quang, trực tràng, âm đạo, buồng trứng, ống dẫn trứng… nó tạo nên các sang thương lạc nội mạc tử cung ở các vị trí này, gọi là bệnh lạc nội mạc tử cung.

Dấu hiệu bệnh lạc nội mạc tử cung

‎Triệu chứng bệnh lạc nội mạc tử cung ở mỗi người không giống nhau. Một số phụ nữ biểu hiện bằng những triệu chứng nhẹ, nhưng những người khác có thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh từ trung bình đến nặng.

Những biểu hiện thường gặp của bệnh bao gồm:

‎* Đau: Đây là triệu chứng phổ biến nhất mà nhiều người bệnh thường trải qua. Phụ nữ bị mắc bệnh phải đối mặt với nhiều loại cơn đau khác nhau, gồm:
‎- Đau bụng kinh: Cơn đau có thể trở nên nặng dần hơn theo thời gian.
‎- Đau mạn tính vùng lưng dưới và xương chậu.
‎- Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục: Đây thường được mô tả là một cơn đau sâu, khác với cảm giác đau ở phía ngoài âm đạo khi tiếp nhận dương vật.
‎- Đau ruột.
‎- Đau khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện trong thời kỳ kinh nguyệt. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bạn sẽ thấy máu lẫn trong phân hoặc nước tiểu.
‎- Đau chân: Lạc nội mạc tử cung có khả năng ảnh hưởng đến các dây thần kinh kết nối với háng, hông và chân, khiến bạn khó đi lại. Bạn có thể đi khập khiễng hoặc phải nghỉ ngơi thường xuyên.
‎* Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.

‎* Các vấn đề về dạ dày (tiêu hóa) bao gồm tiêu chảy, táo bón, đầy bụng hoặc buồn nôn, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt.

Mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, chị em có cơ hội làm mẹ? - Ảnh 2.
Mắc bệnh lạc nội mạc tử cung ở mức độ nhẹ, chị em vẫn có thể có thai.

 

Các phương pháp điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung

‎- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc này có tác dụng ức chế sự phát triển của các tuyến niêm mạc tử cung, hạn chế tình trạng dính của tiểu khung, hạn chế tình trạng tắc của vòi tử cung. Từ đó tranh thủ thời gian này can thiện bằng các phương pháp hỗ trợ tăng cường khả năng thụ thai.‎

- Cắt bỏ khối lạc nội mạc tử cung: Càng ngày người ta nhận thấy rằng việc can thiệp ngoại khoa sớm sẽ không mang lại hiệu quả tốt mà càng làm trầm trọng thêm tình trạng viêm dính và tăng khả năng vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ.

Bởi vậy nên bắt đầu bằng phương pháp can thiệp nội khoa.

‎Mắc bệnh lạc nội mạc tử cung có bị hiếm muộn?

‎Bệnh lạc nội mạc tử cung là bệnh lý tương đối đặc biệt. Các tuyến của niêm mạc tử cung không khu trú ở trong lòng tử cung nữa mà cố định và phát triển tại các bộ phận khác trong tiểu khung.

Chính vì vậy nó gây viêm dính rất nhiều các cơ quan bộ phận trong tiểu khung và đặc biệt là vòi tử cung, vì vậy nó gây nên tắc vòi tử cung, ngăn cản trứng không gặp được tinh trùng và gây nên vô sinh. Con số bệnh lý lạc nội mạc tử cung rất dao động và rất thay đổi, nó tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Ở mức độ nhẹ, chị em phụ nữ vẫn có thể có thai được. Tuy nhiên nếu không điều trị bệnh sẽ phát triển nặng lên, giai đoạn sau việc có thai sẽ khó khăn. Chính vì thế không phải là người phụ nữ nào bị lạc nội mạc tử cũng bị vô sinh.

 


Nguồn:Suckhoedoisong.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH PHÚ YÊN 

Cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Phú Yên 

Địa chỉ: Đường Nguyễn Thế Bảo, Phường 9, Tuy Hòa, Phú Yên 

Số điện thoại: 0257. 3850345

Lượt truy cập hiện tại : 4
Hôm nay : 457
Tháng 05 : 6.453
Quý 2 : 34.699
Năm 2025 : 107.852
Back to top