• Đăng nhập
mic
  • Lịch công tác
  • RSS
Banner
Logo
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Văn bản pháp quy
  • Dịch vụ
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • VỊ TRÍ - CHỨC NĂNG - TỔ CHỨC KHOA PHÒNG
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ban giám đốc
    • Các đoàn thể
      • Đoàn thanh niên
      • Công đoàn
    • Khoa phòng
  • Tin tức
    • Hoạt động Y tế
    • Hoạt động chuyên môn
      • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
      • Sức khỏe sinh sản
      • Bệnh nghề nghiệp
      • An toàn thực phẩm
      • Phòng, chống HIV/AIDS
      • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
      • Dinh dưỡng
      • Phòng chống tác hại thuốc lá
      • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
      • Y học cổ truyền
      • Cải cách hành chính
      • Chính sách pháp luật
    • Tài liệu truyền thông
      • Thư viện ảnh
      • Video
      • Audio
      • Tờ rơi truyền thông
      • Poster truyền thông
      • Góc truyền thông
    • Liên kêt vơi Panal
      • Phòng chống SXH
      • Cơ sở xanh sạch đẹp
      • Phòng chống bệnh dại
  • Văn bản pháp quy
    • Văn bản Trung Ương
    • Văn bản UBND Tỉnh
    • Văn bản Sở Y tế
    • Bộ Y tế
    • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Phú Yên
    • Viện Pasteur Nha Trang
    • Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá
    • Cục Y tế dự phòng
    • Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương
  • Dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ
    • Dịch vụ xét nghiệm
    • Tiêm phòng Vacxin
    • Dịch vụ khám, điều trị ngoại trú tại phòng khám
    • Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
    • Khám sức khỏe sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tuyển dụng
    • Dịch vụ xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Dịch vụ điều trị nghiện chất
    • Tư vấn dinh dưỡng
    • Dịch vụ khám, điều trị ngoại trú các bệnh da liễu
    • Dịch vụ đào tạo
    • Dịch vụ Truyền thông
    • Tư vấn HIV/AIDS
    • Khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp,quan trắc môi trường lao động
      • NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN
      • Tầm quan trọng của khám sức khỏe định
    • Bảng giá vắc xin
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • :
  • :
Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng - 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Hoạt động chuyên môn
  4. Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
Thứ 3, 25/05/2021 | 10:46
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng

Đọc bài Lưu

Ô nhiễm môi trường được định nghĩa một cách đơn giản đó là môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, không còn trong lành nữa. Môi trường ô nhiễm dẫn đến những biến đổi vật lý, sinh học, hóa học gây nên những hậu quả khó lường cho con người và hệ sinh thái.

Hiện nay ô nhiễm môi trường hiện là một vấn đề khá bức xúc trong cộng đồng bởi nó tác động xấu đến sức khoẻ của nhiều người.

Ô nhiễm môi trường có nhiều dạng khác nhau như: Ô nhiễm không khí do khí thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, khí bụi từ hoạt động của dân cư; Ô nhiễm do hành vi đốt chất thải, đốt các đồ vật, rơm rạ sau vụ thu hoạch; Ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ nhà máy, cơ sở sản xuất như phân bón, thép, nhựa… khi mà các nhà máy không có hệ thống lọc chất thải mà cho thẳng ra sông, hồ…;

* Dự phòng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác động của ô nhiễm không khí  

Đối với người dân:

- Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).

- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường.

- Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Với người hút thuốc lá: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá.

- Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm.

- Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống.

- Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga.

- Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.

Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần lưu ý:

- Thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn.

- Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.

- Cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

- Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời.

- Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.

* Biện pháp bảo vệ môi trường nước

- Làm sạch các nguồn nước bề mặt và nước ngầm: Vì những nguồn nước này cung cấp nước hằng ngày cho con người.

Có thể làm sạch bằng các biện pháp sau:

+ Tập trung và xử lý các chất thải của con người tại các công trình vệ sinh trước khi chảy vào hệ thống chung.

+ Các bể chứa nước, các loại giếng khơi phải được xây dựng đúng tiêu chuẩn vệ sinh.

+ Các nguồn chất thải có chứa các chất độc, các loại vi sinh vật gây bệnh, trước khi chảy vào hệ thống cống chung hoặc các dòng mương, dòng sông... phải được thu hồi (các chất hoá học) hoặc phải được tiêu diệt (các loại vi sinh vật gây bệnh).

- Những nguồn nước ngầm cung cấp nước cho nhà máy nước phải được bảo vệ chặt chẽ như: không được có nhà dân, có các vườn rau xanh bón các loại phân, không có các chuồng gia súc... ở trong khu vực nhà máy.

*Biện pháp chủ yếu bảo vệ môi trường đất

 - Chế biến các chất thải đặc và lỏng của người và động vật thành phân bón hữu cơ để tăng mầu mỡ cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Muốn thực hiện được biện pháp này thật tốt thì ở các vùng nông thôn phải xây dựng loại hố tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ đúng tiêu chuẩn quy định, hoặc các loại hố tiêu khác tùy theo vùng địa lý như: hố tiêu thấm dội nước, hố tiêu chìm, hố tiêu biôga…

 - Ở các khu đô thị thì xây dựng hố tiêu tự hoại.

 - Có hệ thống cống dẫn các loại nước thải chảy vào hệ thống cống chung.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH PHÚ YÊN 

Cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Phú Yên 

Địa chỉ: Đường Nguyễn Thế Bảo, Phường 9, Tuy Hòa, Phú Yên 

Số điện thoại: 0257. 3850345

Lượt truy cập hiện tại : 2
Hôm nay : 432
Tháng 07 : 2.352
Quý 3 : 2.352
Năm 2025 : 151.013
Back to top