• Đăng nhập
mic
  • Lịch công tác
  • RSS
Banner
  • Đăng nhập|
  • Đăng ký
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • VỊ TRÍ - CHỨC NĂNG - TỔ CHỨC KHOA PHÒNG
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ban giám đốc
    • Các đoàn thể
      • Đoàn thanh niên
      • Công đoàn
    • Khoa phòng
  • Tin tức
    • Hoạt động Y tế
    • Hoạt động chuyên môn
      • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
      • Phòng, chống HIV/AIDS
      • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
      • Phòng chống tác hại thuốc lá
      • Dinh dưỡng
      • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
      • Sức khỏe sinh sản
      • An toàn thực phẩm
      • Bệnh nghề nghiệp
    • Tài liệu truyền thông
      • Thư viện ảnh
      • Video
      • Audio
      • Tờ rơi truyền thông
      • Poster truyền thông
  • Văn bản pháp quy
    • Văn bản Trung Ương
    • Văn bản UBND Tỉnh
    • Văn bản Sở Y tế
    • Bộ Y tế
    • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Phú Yên
    • Viện Pasteur Nha Trang
    • Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá
    • Cục Y tế dự phòng
  • Dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ
    • Dịch vụ xét nghiệm
    • Tiêm phòng Vacxin
    • Dịch vụ khám, điều trị ngoại trú tại phòng khám
    • Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
    • Khám sức khỏe sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tuyển dụng
    • Dịch vụ xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Dịch vụ điều trị nghiện chất
    • Tư vấn dinh dưỡng
    • Dịch vụ khám, điều trị ngoại trú các bệnh da liễu
    • Dịch vụ đào tạo
    • Dịch vụ Truyền thông
    • Tư vấn HIV/AIDS
    • Khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp,quan trắc môi trường lao động
      • NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN
      • Tầm quan trọng của khám sức khỏe định
  • Truyền thông COVID-19
    • Thông tin mới nhất
    • Áp phích truyền thông
    • Phát thanh truyền thông
    • Video truyền thông Covid-19
    • Tờ rơi Covid-19
    • Poster Covid-19
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • :
  • :
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC, GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LÀ BẢO VỆ VÀ GIỮ GÌN SỨC KHỎE CỦA CHÍNH BẠN VÀ GIA ĐÌNH. VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN, HÃY RỬA TAY THƯỜNG XUYÊN BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC SẠCH
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Hoạt động chuyên môn
  4. Phòng, chống HIV/AIDS
Thứ 6, 06/05/2022 | 08:12
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Người nhiễm HIV và vấn đề dinh dưỡng

Đọc bài Lưu

Người nhiễm HIV cần làm gì để tăng hệ miễn dịch. Điều trị bằng thuốc ARV sớm và ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng giúp cho người nhiễm HIV duy trì được cân nặng, tăng hệ miễn dịch.

HIV có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng suy dinh dưỡng thông qua việc làm giảm lượng thức ăn, tăng nhu cầu năng lượng và hấp thụ chất dinh dưỡng kém. Suy dinh dưỡng có thể đẩy nhanh sự tiến triển của HIV và làm trầm trọng thêm tác động của căn bệnh này bằng cách làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng nhạy cảm với nhiễm trùng cơ hội và làm giảm hiệu quả điều trị. Nếu bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS sẽ giúp cho bệnh nhân đủ các chất dinh dưỡng, duy trì được cân nặng, tăng miễn dịch, cải thiện khả năng chống lại HIV, giảm tần suất và làm ngắn thời gian mắc các bệnh nhiễn trùng cơ hội và làm chậm tiến triển sang AIDS… Ở người nhiễm HIV nhu cầu về năng lượng sẽ tăng lên. Vì vậy, người nhiễm HIV cần ăn nhiều hơn bình thường nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

          Để đạt được nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng, người nhiễm HIV cần: ăn đủ về số lượng, ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm. Chia nhỏ bữa ăn và ăn thành nhiều bữa để đạt tối đa năng lượng. Ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng đặc biệt thực phẩm tăng cường các chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt, kẽm và vitamin nhóm B. Nguồn thực phẩm sử dụng cho người nhiễm HIV được chia thành các nhóm như sau:

*Nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng:

- Tinh bột:. Các loại ngũ cốc (gạo, mỳ, ngô…) và khoai củ cung cấp tinh bột và là nguồn năng lượng chính trong khẩu phần. Những lương thực này và  sản phẩm của nó thường sẵn có, dễ tiếp cận và có khả năng cung cấp thường xuyên.

- Mỡ và dầu: Mỡ và dầu là nguồn năng lượng quan trọng, đặc biệt đối với những người cần thêm năng lượng để tăng cân.

 Mỡ và dầu cung cấp gấp 2 lần năng lượng so với tinh bột, đường. Chúng làm tăng cảm giác ngon miệng bởi mùi thơm ngon và cũng là nguồn cung cấp hay hòa tan các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều chất béo có thể dẫn tới béo phì hay các bệnh tim mạch. Những người nhiễm HIV có rối loạn chuyển hóa chất béo, mắc tiêu chảy thì nên hạn chế chất béo.

* Nhóm thực phẩm xây dựng cơ thể: thực phẩm giàu protein được cung cấp từ 2 nguồn:

 - Nguồn động vật: các loại thịt, cá, trứng sữa và các chế phẩm của sữa. Đây là nguồn proteein chất lượng cao. Nếu có điều kiện nên ăn thường xuyên.

- Nguồn thực vật: Các loại đậu đỗ, vừng, lạc. Đây là nguồn cung cấp protein tốt, thậm chí hàm lượng protein từ đỗ tương cao hơn thịt. Tuy nhiên, vì chất lượng protein của nguồn thực vật không cao bằng nguồn động vật nên cần ăn phối hợp với protein động vật để tăng giá trị dinh dưỡng.

* Nhóm thực vật bảo vệ:

          Các thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng bao gồm trái cây, rau (rau lá, rau củ như  củ su hào, cà rốt và rau quả như cà chua, cà tím…) và một số thực phẩm khác. Ngoài ra, chúng còn là nguồn chất xơ dồi dào. Điều quan trọng là cần ăn đa dạng và  phối hợp các loại thực phẩm để tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể.

-Vitamin A: Có vai trò quan trọng đối với chức năng nhìn, tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ sự toàn vẹn của da và niêm mạc. Các nguồn thức ăn có nhiều Vitamin A là rau lá có màu xanh đậm, rau củ và quả chín có màu vàng, màu cam và màu đỏ như rau muống, rau ngót, rau bí, rau dền, bí đỏ, bầu, cà rốt, quả đào, quả mơ, đu đủ, cam, xoài chín, khoai nghệ và có nhiều trong lòng đỏ trứng và gan.

-Vitamin C: Giúp cơ thể tránh mắc các bệnh nhiễm trùng và giúp phục hồi sau bệnh, có nhiều trong các loại quả như cam, bưởi (đặc biệt là bưởi ngọt), nho, chanh, quýt, ổi, xoài, nhãn, chuối chín; các loại rau củ như rau ngót, cà chua, bắp cải, khoai tây…

-Vitamin E: Giúp bảo vệ tế bào và tăng sức đề kháng. Thực phẩm có nhiều vitamin E là rau lá có màu xanh, giá đỗ, các loại rau mầm, dầu thực vật, lạc và lòng đỏ trứng.

-Vitamin B: Cần thiết để duy trì hệ miễn dịch và hệ thần kinh khỏe mạnh. Nguồn chứa nhiều Vitamin nhóm B là đậu đỗ (hạt), khoai tây, thịt, cá, dưa hấu, ngô, lạc, quả lê, súp lơ, rau má. Lưu ý, những người nhiễm HIV đang điều trị lao cần bổ sung và ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B6 (gan, đậu đỗ,…).

- Sắt: cần thiết cho quá trình tạo máu và hệ miễn dịch. Các nguồn thực phẩm có nhiều sắt là rau lá có màu xanh đậm như rau ngoát, rau muống, rau cải xoong, hạt có dầu, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lức); các loại quả có màu vàng, da cam như xoài, đu đủ, cam… và các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt nạc, tiết, gan, cá, hải sản và trứng; trái cây khô (nhãn, vải), kê, đậu đỗ (đặc biệt là đỗ tương).

-Selen: là khoáng chất quan trọng vì nó kích thích hệ miễn dịch. Nguồn thực phẩm nhiều salen là bánh mỳ, ngô, kê, sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát, bơ. Thịt, cá, gia cầm, trứng lạc và đậu đỗ là nguồn giàu protein nhưng cũng là nguồn salen tốt.

-Kẽm: đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Thiếu kẽm là giảm ngon miệng, tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ hội và kéo dài thời gian mắc bệnh. Các nguồn thực phẩm giàu kẽm là thịt, cá, gia cầm, các loại nhuyễn thể (nghêu, sò, cua, ốc, hến…) ngũ cốc nguyên hạt, ngô, đậu, lạc, sữa và các sản phẩm từ sữa.

-Chất xơ: Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng của ruột, giúp vận chuyển một lượng thức ăn lớn qua đường tiêu hóa. Có 2 dạng chất xơ: hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan có nhiều trong trái cây, các loại đậu, đỗ, đậu Hà Lan, Yến mạch và là nguồn chất xơ tốt có tác dụng kéo các acid béo, đường thừa ra khỏi dạ dày và đường ruột rồi đẩy ra ngoài. Chất xơ không hòa tan như chất xơ từ các loại rau củ kích thích nhu động ruột đều đặn và phòng táo bón. Những người mắc tiêu chảy nên tránh chất xơ không hòa tan vì nó làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn và họ nên ăn các chất xơ hòa tan vì nó làm se mặt ruột, giữ nước và giảm tiêu chảy.

                                                                                                 BS CKI. Vũ Thị Ngọc Bích


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin tức mới
Bùng phát ổ dịch đậu mùa khỉ hiếm gặp ở Anh, Mỹ và châu Âu - những điều cần biết

Bùng phát ổ dịch đậu mùa khỉ hiếm gặp ở Anh, Mỹ và châu Âu - những điều cần biết Mới

Corona kết thúc, tiếp nối là đại dịch virus đậu mùa khỉ?

Corona kết thúc, tiếp nối là đại dịch virus đậu mùa khỉ? Mới

Bộ Y tế: Hậu COVID-19, nếu mệt mỏi kéo dài kèm 4 triệu chứng sau cần đi khám để chẩn đoán, điều trị sớm

Bộ Y tế: Hậu COVID-19, nếu mệt mỏi kéo dài kèm 4 triệu chứng sau cần đi khám để chẩn đoán, điều trị sớm Mới

Năm 2022 sốt xuất huyết có thể trở thành đại dịch?

Năm 2022 sốt xuất huyết có thể trở thành đại dịch? Mới

Trẻ bị đau bụng mạn tính: Nhận biết và cách xử trí

Trẻ bị đau bụng mạn tính: Nhận biết và cách xử trí Mới

Rối loạn tâm lý, tâm thần mùa thi căn bệnh không thể xem nhẹ

Rối loạn tâm lý, tâm thần mùa thi căn bệnh không thể xem nhẹ Mới

Các thuốc trị khô mắt

Các thuốc trị khô mắt Mới

FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp liều tăng cường vaccine Pfizer - BioNTech COVID-19 ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi

FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp liều tăng cường vaccine Pfizer - BioNTech COVID-19 ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi Mới

LẤY Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?
Bình chọn Xem kết quả

Kết quả bình chọn

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH PHÚ YÊN 

Cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Phú Yên 

Địa chỉ: Đường Nguyễn Thế Bảo, Phường 9, Tuy Hòa, Phú Yên 

Số điện thoại: 0257.6256012

Lượt truy cập hiện tại : 5
Hôm nay : 13
Tháng 05 : 506
Quý 2 : 1.329
Năm 2022 : 3.775
Back to top