• Đăng nhập
mic
  • Lịch công tác
  • RSS
Banner
Logo
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Văn bản pháp quy
  • Dịch vụ
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • VỊ TRÍ - CHỨC NĂNG - TỔ CHỨC KHOA PHÒNG
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ban giám đốc
    • Các đoàn thể
      • Đoàn thanh niên
      • Công đoàn
    • Khoa phòng
  • Tin tức
    • Hoạt động Y tế
    • Hoạt động chuyên môn
      • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
      • Sức khỏe sinh sản
      • Bệnh nghề nghiệp
      • An toàn thực phẩm
      • Phòng, chống HIV/AIDS
      • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
      • Dinh dưỡng
      • Phòng chống tác hại thuốc lá
      • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
      • Y học cổ truyền
      • Cải cách hành chính
      • Chính sách pháp luật
    • Tài liệu truyền thông
      • Thư viện ảnh
      • Video
      • Audio
      • Tờ rơi truyền thông
      • Poster truyền thông
      • Góc truyền thông
    • Liên kêt vơi Panal
      • Phòng chống SXH
      • Cơ sở xanh sạch đẹp
      • Phòng chống bệnh dại
  • Văn bản pháp quy
    • Văn bản Trung Ương
    • Văn bản UBND Tỉnh
    • Văn bản Sở Y tế
    • Bộ Y tế
    • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Phú Yên
    • Viện Pasteur Nha Trang
    • Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá
    • Cục Y tế dự phòng
    • Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương
  • Dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ
    • Dịch vụ xét nghiệm
    • Tiêm phòng Vacxin
    • Dịch vụ khám, điều trị ngoại trú tại phòng khám
    • Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
    • Khám sức khỏe sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tuyển dụng
    • Dịch vụ xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Dịch vụ điều trị nghiện chất
    • Tư vấn dinh dưỡng
    • Dịch vụ khám, điều trị ngoại trú các bệnh da liễu
    • Dịch vụ đào tạo
    • Dịch vụ Truyền thông
    • Tư vấn HIV/AIDS
    • Khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp,quan trắc môi trường lao động
      • NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN
      • Tầm quan trọng của khám sức khỏe định
    • Bảng giá vắc xin
  • Thủ tục hành chính
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
  • :
  • :
Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng - 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Hoạt động chuyên môn
  4. Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
Thứ 5, 25/04/2024 | 15:45
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hưởng Ứng Ngày Thế Giới Phòng Chống Sốt Rét 25/4/2024: Dồn Tổng Lực Về Đích Để Loại Trừ Sốt Rét Tại Việt Nam

Đọc bài Lưu

Ngày Thế giới Phòng chống Sốt rét 24/5, năm 2024 tiếp tục với thông điệp “Dồn tổng lực về đích để loại trừ sốt rét tại Việt Nam”, nhằm tăng cường sự tiếp cận các dịch vụ y tế để phòng chống bệnh sốt rét, quyết tâm đẩy lùi bệnh sốt rét, tiến tới loại trừ sốt rét vào năm 2030, góp phần chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

​

 Chiến lược quốc gia về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam

Sốt rét tại Việt Nam những năm gần đây đã giảm mạnh, nhờ những nỗ lực trong việc thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét hướng đến mục tiêu loại trừ loài sốt rét vào năm 2030.

Năm 2023, số bệnh nhân sốt rét ở nước ta còn ghi nhận là 448 ca, giảm 97,3%, số ca nắc sốt rét ác tính giảm 89,19%, số trường hợp tử vong do sốt rét giảm 85,71% so với năm 2011.

Đến hết năm 2023, nước ta có 46 tỉnh, thành được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét. Trong số 17 tỉnh, thành chưa loại trừ sốt rét, Khánh Hoà được nhận định là “điểm nóng’ về bệnh sốt rét trong năm 2023 khi ghi nhận 254 ca mắc sốt rét, chiếm hơn 50% số ca mắc cả nước. Đặc biệt số ca mắc này ở Khánh Hoà ghi nhân chủ yếu từ tháng 6/2023 đến cuối năm, tập trung chủ yếu ở huyện miền núi Khánh Vĩnh (chiếm hơn 90% tổng số ca sốt rét toàn tỉnh). Trong khi từ thời điểm này trở về trước, Khánh Hoà chỉ ghi nhận 5-10 ca mỗi năm.

Bệnh Sốt rét nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh

Khi một người bị ký sinh trùng sốt rét xâm nhập, nó sẽ phá vỡ cấu trúc tế bào gan của người bệnh. Sau đó, lây lan ra các tế bào hồng cầu nhằm phá hủy hồng cầu. Mỗi khi hồng cầu vỡ, người bệnh sẽ sốt thành cơn có chu kỳ khác nhau tùy theo từng loại ký sinh trùng gây bệnh cho người.

  • Người mắc bệnh sốt rét thường xuyên bị thiếu máu, người gầy, da xanh, niêm mạc nhợt.
  • Sốt rét có thể làm cho lách to, phù nề do suy dinh dưỡng,
  • Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ bị sảy thai, đẻ non, thai chết lưu;
  • Trẻ em mắc sốt rét dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn.
  • Người mắc sốt rét không được điều trị dễ chuyển thành sốt rét ác tính và tử vong.
  • Nếu mắc bệnh sốt rét không được điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ là nguồn bệnh lây sang người khác làm cho nhiều người cùng mắc bệnh, gây nên dịch sốt rét.

 

Ảnh: Thử nghiệm chẩn đoán nhanh sốt rét (RDTs)

 Các triệu chứng bệnh sốt rét bao gồm:

Biểu hiện của bệnh sốt rét có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: loại ký sinh trùng mắc phải, tình trạng miễn nhiễm của người bệnh, cơ địa của người nhiễm (thai nghén, suy dinh dưỡng…).

– Thời kỳ ủ bệnh là thời gian từ khi bị nhiễm ký sinh trùng cho đến khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Thời gian này trung bình từ 9 đến 15 ngày thay đổi tùy theo từng chủng loại ký sinh trùng sốt rét. Giai đoạn này, hầu như bệnh nhân chưa có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào.

– Thời kỳ phát bệnh: dấu hiệu điển hình là đau mỏi khớp, cơ, rét run và có thể bị sốt cao lên đến 39 – 400C. Sau khoảng 2 tuần, người bệnh bắt đầu có những cơn sốt rét, sốt nóng diễn ra liên tục theo chu kỳ. Cơn sốt có thể kéo dài từ 6 – 12 giờ kèm theo vã mồ hôi, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, rối loạn ý thức… Ở những bệnh nhân thiếu máu, người bệnh sẽ bị chóng mặt, da xanh xao, môi thâm, sức khỏe suy kiệt.

Biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh sốt rét trải qua 3 giai đoạn: sốt rét run, sốt nóng, vã mồ hôi và khát nước. Một cơn sốt thường kéo dài từ 2 đến 8 giờ, sau cơn sốt bệnh nhân trở lại bình thường. Ngoài ra có thể có các triệu chứng đi kèm khác như: nhức đầu, mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, đau cơ, rối loạn tiêu hóa…

Đối với những người bị sốt lần đầu, cơn sốt thường không điển hình, trong khi những triệu chứng đi kèm khác lại xuất hiện, làm cho chúng ta dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như: sốt xuất huyết, cúm, sốt do nhiễm vi rút…

Bệnh sốt rét có chu kỳ 1 ngày một cơn sốt hoặc 2 – 3 ngày một cơn. Vì vậy khi có các biểu hiện trên bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám bệnh và lấy lam máu xét nghiệm sớm tìm ký sinh trùng sốt rét. Nếu xác định là sốt rét phải uống đúng thuốc, đủ liều theo hướng dẫn của thầy thuốc. Thuốc chữa sốt rét không mất tiền và có ở tất cả các cơ sở y tế nhà nước. Người bị sốt rét không được tự ý dùng thuốc sốt rét, vì nếu sử dụng không đúng sẽ ảnh hưởng đến tính mạng hoặc dẫn đến tình trạng kháng thuốc, khi đó việc điều trị rất khó khăn, dễ chuyển thành sốt rét ác tính.

 Phòng ngừa

Sốt rét hiện chưa có vắc xin dự phòng, vì vậy cách phòng bệnh hiệu quả nhất là phòng trừ muỗi truyền bệnh, mọi người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi.
  • Buổi tối khi làm việc phải mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt, có thể sử dụng nhang xua muỗi.
  • Vệ sinh môi trường xung quanh, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu,…
  • Những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống phòng và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, nếu bị sốt rét sẽ được điều trị kịp thời.
  • Khi thấy các biểu hiện của bệnh sốt rét như: rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng và phòng lây nhiễm cho người xung quanh.

Sốt rét là một căn bệnh lâu đời, hiện chưa có vắc xin nhưng bệnh có thể phòng ngừa và điều trị khỏi. Chính vì vậy, để giảm số ca mắc, việc phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được xem là biện pháp hữu hiệu nhất thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Chúng ta cùng chủ động phòng bệnh sốt rét, ngủ màn/màn tẩm hóa chất diệt muỗi thường xuyên, nhất là khi ngủ ở nương rẫy, trong rừng. Khi bị sốt, sốt rét hãy đến các cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo

Thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

 

 

​


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH PHÚ YÊN 

Cơ quan chủ quản: Sở Y tế tỉnh Phú Yên 

Địa chỉ: Đường Nguyễn Thế Bảo, Phường 9, Tuy Hòa, Phú Yên 

Số điện thoại: 0257. 3850345

Lượt truy cập hiện tại : 4
Hôm nay : 337
Tháng 05 : 17.330
Quý 2 : 45.576
Năm 2025 : 118.729
Back to top